Nếu như nhiều năm trước, điện toán đám mây là một xu hướng của tương lai thì hiện đã trở thành thực tại, làm nền tảng cho ngành công nghệ hiện đại và phát triển theo đúng cơ chế vận động không ngừng. Vậy những xu hướng công nghệ tiếp theo sẽ là gì? Công ty phát triển phần mềm NashTech đã có những dự đoán cho năm 2017-2018.
Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo, thường đi kèm với máy học, sử dụng các thuật toán dựa vào cách hoạt động, xử lý của bộ não con người, sao cho cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng của hệ thống phần mềm và máy móc gần giống với khả năng xử lý của con người nhất. Hiện nay chưa có hệ thống AI nào đạt độ hoàn chỉnh tuyệt đối, nhưng với khả năng học cách tư duy logic, trả lời tự động các câu hỏi về chẩn đoán bệnh, nhận dạng tiếng nói, khuôn mặt, … cũng đủ cho thấy tương lai của những AI hoàn hảo không còn xa.
Phân tích dữ liệu lớn (Big Data & Analytics)
Big Data là thuật ngữ để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp mà các công cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không thể đảm đương được. Nếu được trích xuất và phân tích thành công, các dữ liệu khổng lồ này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, và cuộc sống con người nói chung… như xác định điều kiện giao thông trong thời gian thực tế, đề xuất các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với người dùng hoặc dự đoán các xu hướng tài chính,…
Tự động hóa công nghiệp (Industrial Automation)
Nói một cách đơn giản nhất, tự động hóa công nghiệp cho phép các hệ thống, máy móc thay thế con người xử lí một số quy trình khác nhau hoặc thực hiện những việc mang tính chất lặp lại một cách hiệu quả. Tự động hóa không chỉ giúp tăng năng suất và giảm chi phí nhân công vận hành, mà còn nâng cao chất lượng và tính linh hoạt trong quá trình sản xuất.
Khi được kết hợp với phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, hệ thống máy móc sẽ tự động đưa ra những quyết định phức tạp, những đề xuất và dự đoán phù hợp; từ đó, tự động hóa thực hiện những công việc tương ứng thay con người.
Các xe hơi Ford Motors khi kết hợp công nghệ tự động và GPS, phân tích dữ liệu lớn, AI,… có thể tự động truy tìm, chọn lựa, sau đó thay thế tài xế lái xe đến bãi đậu ấy.
Vạn vật kết nối (Internet of Things)
Internet of Things (IoT) là hệ sinh thái kết nối vạn vật thông qua Internet, được số hóa và trực tuyến thông qua việc đính kèm thiết bị vi xử lý và cảm biến. Các thực thể trong hệ sinh thái này có khả năng tự tổ chức, hoạt động riêng lẻ, phản hồi lại môi trường xung quanh, đồng thời trao đổi thông tin, dữ liệu với nhau. Hiện nay, IoT được ứng dụng cho nhiều ngành như y tế, nông nghiệp,… Đây chính là nền tảng phát triển cho ngành công nghiệp 4.0 trong tương lai – ngành công nghiệp hiện đại số.
Những âm thanh ở trong bệnh viện có thể được cảm nhận và thu thập; từ đó hệ thống sẽ phát hiện nơi đang có tình huống nguy hiểm hoặc vị trí bệnh nhân cần giúp đỡ,… nhằm kiểm soát sự an toàn trong bệnh viện và có những hành động kịp thời với những trường hợp khẩn cấp. Đây là ví dụ về IoT đang được triển khai thử nghiệm tại Singapore.
Blockchain (Chuỗi khối)
Blockchain là một công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin trên toàn cầu bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Các khối này chứa thông tin giao dịch, thời gian lúc được tạo ra và một liên kết tới khối trước nó. Hệ thống blockchain bao gồm một chuỗi các nút có khả năng xác nhận thông tin.
Blockchain có độ bảo mật cao, dựa vào hệ thống mã hóa phức tạp. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung khi có sự đồng thuận của các nút khác trong hệ thống. Ngay cả khi một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.
Với tính năng an toàn và nhanh chóng, nền tảng Blockchain đã giúp các giao dịch an toàn và phát huy mạnh mẽ, tiết kiệm chi phí vận hành, đặc biệt trong các ngành ngoại hối, ngân hàng, tài chính, luật pháp, vận chuyển hàng hóa.
Thực tế ảo (VR/AR)
Đây là công nghệ vượt trội mang tới cho loài người một cái nhìn khác về thế giới xung quanh. Hàng loạt công nghệ thực tế ảo do Google, Microsoft, Facebook,… tạo ra và phát triển, đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực: giải trí, khoa học, nghiên cứu, và các ứng dụng thực tiễn.
Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) cho phép chúng ta pha trộn thế giới thực và ảo, phủ đồ họa lên các đối tượng thực tế, và tương tác được với không gian thực tế ảo này. Chẳng hạn ứng dụng phần mềm, dựa trên nền tảng thiết bị Microsoft’s Hololens, được phát triển cho một công ty bất động sản ở châu Á, cho phép khách hàng trải nghiệm căn hộ mình muốn mua, như đi lại, sắp xếp nội thất và sử dụng thử các thiết bị như thực tế.
Những dự án ví dụ nêu trên đều được nghiên cứu và phát triển bởi những kĩ sư của NashTech, công ty công nghệ lớn thứ 2 tại Việt Nam, chuyên tư vấn và thực hiện các dự án toàn cầu cho các khách hàng quốc tế như Ford, Google, Nestle,… NashTech luôn tạo cơ hội cho nhân viên được cập nhật những xu hướng công nghệ mới nhất, học hỏi và thử thách, để tạo nên NashTech được công nhận như hôm nay.
Thuộc tập đoàn Harvey Nash plc và là công ty công nghệ lớn thứ 2 tại Việt Nam năm 2016, trong danh sách “50 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam 2016″ do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vị Công nghệ Thông tin Việt Nam ( Vinasa ) thực hiện và đánh giá. NashTech chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến cho nhiều dự án quy mô lớn trên toàn cầu. NashTech hiện đang tuyển nhiều vị trí IT và kĩ sư công nghệ.